Bạn đang có dự định nâng mũi bằng sụn sườn trong thời gian tới? Hay bạn đang thắc mắc phương pháp nâng mũi này có ưu điểm gì nổi bật? Vậy, bạn không nên bỏ qua 3 lưu ý quan trọng khi nâng mũi sụn sườn dưới đây.
Nâng mũi bằng sụn sườn ưu điểm là gì?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sụn sườn là chất liệu sụn tự thân có khả năng hỗ trợ nâng mũi. Phương pháp nâng mũi sụn sườn này phù hợp với người có mũi hỏng, da mũi mỏng. Vậy, nâng mũi bằng sụn sườn ưu điểm gì? Cụ thể bao gồm những ưu điểm sau:
– Sụn sườn được đặt vào trụ mũi giúp dựng trụ mũi một cách chắc chắn và ngay ngắn.
– Sụn sườn tự thân có khả năng tái lập lại cấu trúc của mũi. Bác sĩ dễ dàng kéo dài đầu mũi và tạo ra đường cong tự nhiên.
– Nâng mũi sụn sườn hạn chế tối đa tình trạng cơ địa đào thải vật liệu lạ. Đề phòng trường hợp mũi bị biến chứng sau phẫu thuật.
– Nâng mũi sụn sườn tạo ra độ cao tự nhiên cho chiếc mũi. Nhờ đó, chiếc mũi sau phẫu thuật không quá cao, không lộ sóng như sụn sinh học.
Lưu ý khi nâng mũi sụn sườn
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi nâng mũi bằng sụn sườn tự thân bạn nên biết:
Không nên nâng mũi quá cao
Nếu bạn đang có ý tưởng nâng mũi theo tiêu chuẩn phương Tây thì phương pháp này không phù hợp. Bởi nâng mũi sụn sườn chỉ phù hợp với người thích dáng mũi không quá cao, đẹp tự nhiên.
Sụn sườn được các bác sĩ lấy trên cơ thể của người phẫu thuật nên có mức độ nhất định. Khả năng chỉnh sửa, can thiệp của nâng mũi này đảm bảo sống mũi nâng cao vừa đủ.
Nếu bạn muốn sống mũi cao hơn, bác sĩ sẽ dùng thêm sụn sinh học để đặt vào sống mũi. Còn chất liệu sụn sườn tự thân, bác sĩ sẽ cho vào khoang để làm trụ mũi. Bác sĩ sẽ linh hoạt kết hợp hai loại sụn này để đạt được hiệu quả theo mong đợi.
Người lớn tuổi khó lấy sụn sườn
Nếu bạn có ý định nâng mũi bằng sụn sườn khi tuổi đã cao thì nên suy nghĩ lại. Kỹ thuật nâng mũi này sẽ lấy chất liệu sụn sườn ở vị trí xương sườn số 6 hoặc số 7. Quá trình bóc tách sụn sườn tại vị trí này khá phức tạp.
Đối với người lớn tuổi, quá trình bóc tách lấy sụn sườn còn khó hơn gấp bội. Bởi cơ thể của họ, hệ xương đã bị canxi hóa. Phần xương sụn không còn tốt và dẻo dai như người trẻ tuổi nữa. Bên cạnh đó, thời gian lành vết thương của người lớn tuổi cũng lâu hơn người trẻ tuổi.
Sụn sườn có khả năng dựng lại trụ mũi bền vững
Đối với những người có mũi lệch vách ngăn, mũi vẹo, mũi hỏng,….Việc họ sử dụng sụn sườn dựng lại phần trụ mũi có hiệu quả cao và duy trì lâu dài. Chất liệu sụn sườn tự thân khi được đưa vào cơ thể có độ tương thích cực kỳ cao.
Chúng nhanh chóng dính chặt vào các tế bào có trong mũi. Hạn chế tối đa tình trạng mũi bị lộ bóng đỏ hoặc biến chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kéo dài đầu mũi hoặc chỉnh sửa mũi hếch khi dùng sụn sườn.
Sự khác nhau giữa nâng mũi sụn sườn và nâng mũi sụn tai
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa nâng mũi bằng sụn sườn và sụn tai bạn nên biết:
Về đối tượng
– Nâng mũi sụn sườn phù hợp với người tái phẫu thuật, mũi bị hỏng do tai nạn,…..
– Nâng mũi bằng sụn tai phù hợp với người có mũi to, mũi hếch, mũi ít khuyết điểm.
Về chất liệu
– Nâng mũi sụn sườn sử dụng sụn sườn số (6 hoặc số 7)và sụn nhân tạo.
– Nâng mũi sụn tai sử dụng sụn vành tai và sụn nhân tạo
Về thời gian thực hiện
– Nâng mũi sụn sườn mất khoảng 60 đến 180 phút ( do kỹ thuật phức tạp).
– Nâng mũi sụn tai mất khoảng 45 đến 120 phút.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi nâng mũi bằng sụn sườn bạn nên tham khảo. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, bạn nên tư vấn ý kiến bác sĩ. Sau đó, bạn mới đưa ra quyết định nâng mũi sụn sườn hay không cũng chưa muộn.
Thảo luận bài viết