Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật dựng lại trụ mũi, đồng thời khắc phục khuyết điểm của mũi. Thế nhưng, khi tìm hiểu hiểu về phương pháp này, nhiều người tỏ ra băn khoăn rằng: Có nên nâng mũi cấu trúc? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Có nên nâng mũi cấu trúc?
Nâng mũi cấu trúc là dạng tiểu phẫu nhằm tái cấu trúc toàn bộ dáng mũi. Thời gian thực hiện trong khoảng 1 – 2 tiếng tùy theo kỹ thuật xử lý và độ khó của mũi. Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn về sức khỏe vừa đem lại dáng mũi đẹp tự nhiên. Do đó, phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ cấu trúc là sự lựa chọn hoàn hảo nhất của bạn.
Thời gian phẫu thuật nhiều nhất đó chính là quá trình gọt đẽo sụn nhân tạo. Bước này nhằm tạo ra loại sụn có hình dáng phù hợp với khoang mũi khách hàng. Sụn nhân tạo được dùng để nâng mũi là chất liệu có độ an toàn cao. Đã được bộ y tế kiểm định chặt chẽ.
Còn sụn tự thân được lấy trên cơ thể của người nâng mũi. Vì thể, khách hàng có thể yên tâm không bị kích ứng hay viêm nhiễm. Thường trước mỗi ca phẫu thuật nâng mũi, khách hàng sẽ được khám sức khỏe tổng quát.
Các bác sĩ phải chắc chắn khách có đủ sức khỏe mới tiến hành tiểu phẫu nâng mũi. Trước khi can thiệp dao kéo, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê xung quanh vùng mũi. Khách hàng sẽ không sợ đau đớn hay khó chịu khi bác sĩ tiểu phẫu nâng mũi.
Các yếu tố tác động đến hiệu quả nâng mũi cấu trúc
Có nên nâng mũi cấu trúc? Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả nâng mũi cấu trúc? Hãy cùng với chúng tôi điểm qua ngay dưới đây.
Chất liệu sụn
Yếu tố đầu tiên tác động tới hiệu quả nâng mũi cấu trúc chính là chất liệu sụn. Việc bác sĩ lựa chọn sụn phù hợp với khoang mũi sẽ đem tới ca tiểu phẫu thành công. Đặc biệt, có thể kéo dài tuổi thọ mũi lên tới hàng chục năm.
– Đối với sụn nhân tạo: Cần phải chọn loại sụn cao cấp, độ tương thích với cơ thể cực kỳ cao. Bên cạnh đó, loại sụn nhân tạo này cần phải được kiểm định chặt chẽ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng khi cấy ghép vào bên trong cơ thể.
– Đối với sụn tự thân: Chất liệu sụn này được bác sĩ lấy từ chính cơ thể người phẫu thuật. Kỹ thuật lấy sụn tự thân được thực hiện theo quy trình khép kín. Đảm bảo sau phẫu thuật khách hàng không bị kích ứng, viêm nhiễm.
Kỹ thuật thực hiện
Yếu tố thứ 2 quyết định đến thành công của ca phẫu thuật chính là kỹ thuật của bác sĩ. Trình độ tay nghề của bác sĩ quyết định tới 90% thành công ca phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Một bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ chọn được chất lượng sụn phù hợp. Đồng thời, có thể đong đếm được số lượng sụn phù hợp với cơ thể khách hàng. Từ đó, chỉnh hình và xử lý được một dáng mũi đẹp hoàn hảo và có độ bền cao.
Cách chăm sóc hậu phẫu
Có nên nâng mũi cấu trúc? Cách chăm sóc sau phẫu thuật cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thọ dáng mũi. Vì thế, sau phẫu thuật, bạn cần cẩn thận trong đi lại, vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày.
Tuyệt đối không để lực tác động mạnh vào mũi, không được để mũi tiếp xúc với nước, khói bụi. Bạn cần vệ sinh vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần lên kế hoạch ăn uống hàng ngày phù hợp để vết thương mau lành.
Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin A, protein, chất xơ, rau củ quả. Hãy uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, nhớ lịch hẹn đi tái khám hàng tháng. Đồng thời hạn chế các thực phẩm để lại sẹo như: thịt bò, rau muống, lạc,….
Như vậy, với những chia sẻ về phương pháp nâng mũi cấu trúc trên. Chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Có nên nâng mũi cấu trúc? Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn quan tâm tới các phương pháp nâng mũi như: nâng mũi cấu trúc Pureform, high line, Sline… nhé!
Thảo luận bài viết